Phương pháp vo gạo, nấu cơm truyền thống làm mất một lượng rất lớn sắt, kẽm trong cơm
Tóm tắt
Ảnh hưởng của các phương pháp vo gạo, dụng cụ nấu cơm khác nhau đến tỷ lệ hao hụt sắt (Fe) và kẽm (Zn) trong gạo (OM 4926) và cơm đã được nghiên cứu trên 10 gia đình, thuộc 6 dân tộc khác nhau (Sán chí, Sán dìu, Nùng, Tày, Hoa, Kinh), với 5 loại xoong nồi khác nhau (gang đúc, nhôm Hải phòng, nồi đồng, nồi đất, nồi cơm điện). Hàm lượng Fe, Zn trong gạo và cơm được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử.

Kết quả cho thấy lượng Zn trong gạo sống sạch (trung bình±SD) là 12,88 ±0,01mg/kg, Fe là 6,98±0,04 mg/kg. Hàm lượng Zn trong cơm là 5,426 ± 0,746mg/kg, Fe là 0,426± 0,291mg/kg. Lượng Fe, Zn mất đi (trung bình±SD) trong quá trình vo gạo, nấu cơm dao động từ 79,9 - 96,5% (86,2± 6,7%) với Fe và 4,6% - 21,8% (13,7±6,4) với Zn.

Truyền thông cho người dân hiểu và thực hiện một số quy trình giảm thiểu mất mát các vitamin và chất khoáng: không xay xát trắng quá, không nên chà xát mạnh tay khi vo gạo là cần thiết. Lượng mất vitamin và chất kháng trong quá trình chế biến cũng cần quan tâm khi tính toán khẩu phần dinh dưỡng thực tế của người dân.
 

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn