Thời gian bảo quản máu ở nhiệt độ phòng và độ tin cậy của thử nghiệm định giá trị % lympho, %TCD4, %TCD8, WBC, MFI của TCD4, TCD8
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thời gian lưu trữ mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thử nghiệm dấu ấn bề mặt tế bào, vì hình thái của tế bào sẽ thay đổi. Thậm chí mật độ của các cụm biệt hóa bề mặt tế bào cũng sẽ thay đổi khi máu để quá lâu. Điều này lý giải tại sao hầu hết các quy trình dùng để xác định dấu ấn bề mặt, hình thái tế bào, … thường dùng máu lấy ra khỏi cơ thể trong vòng 6-8 giờ. Khoảng thời gian này còn tùy thuộc vào loại chất chống đông được sử dụng. Mục tiêu: Xác định khoảng thời gian chờ dài nhất của mẫu máu mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy của thử nghiệm trong điều kiện bảo quản máu ở nhiệt độ phòng (20-280); xác định tỷ lệ % CD4, CD8 và MFI của CD4, CD8. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 32 người, máu được ủ với kháng thể đơn dòng CD4 (FITC)/CD3 (PE)/CD8 (PerCP)/CD45 (APC). Mỗi mẫu được xử lý 4 lần: lần 1 trong vòng 6 giờ sau khi lấy máu, lần 2 trong vòng 24 giờ, lần 3 trong vòng 48 giờ, lần 4 trong vòng 72 giờ. Kết quả và kết luận: Với % CD4 thì mẫu có thể lưu lại đến 72 giờ mà không làm sai lệch kết quả, đối với % CD8 chỉ có 24 giờ, % lympho, WBC thì cần thực hiện càng sớm càng tốt vì các kết quả cho thấy sự khác biệt rất rõ ngay từ lần thứ 2.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn