Nhận xét bước đầu áp dụng kỹ thuật xạ trị nạp nguồn sau (afterloading) điều trị ung thư cổ tử cung.
Tóm tắt
Ở Việt Nam, Radium được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung từ ngày thành lập Viện Radium-1923 và Bệnh viện K ngày nay. Về các điểm hạn chế của Radium, ngày nay các nguồn phóng xạ mới: Cesium – 137, Iridium – 192… và các kỹ thuật điều trị Brachytherapie hiện tại được dùng phổ biến. Tháng 5/1995 khoa Tia xạ Bệnh viện K được trang bị máy Curietron đầu tiên với nguồn Cesium-137: CSM-11, CSM-3, Apllicator và Colposta của Fletcher. Áp dụng điều trị cho 20 BN ung thư cổ tử cung (giai đoạn IB: 9 BN; IIA: 11 BN). Có 6 BN giai đoạn IB được điều trị Afterloading ngay, 14 BN vì khối u to, thể lồi âm đạo hay chảy máu… nên phối hợp với cobalt-60:20-40Gy, rồi tiến hành afterloading. Tính liều xạ theo kỹ thuật Fletcher trên phim X-quang thẳng và nghiêng. Lựa chọn đường đồng liều 60Gy (có phối hợp với Cobalr-60). Tổng liều CTC: 80 Gy, chu vi tổn thương: 60 Gy-LDR: 0,8-1 Gy/h. Kết quả bệnh phẩm sau mổ Wertheim âm tính: 14/15 BN so sánh với 15 BN ung thư cổ tử cung (IB, TA) điều trị Radium (12/1994-5/1995) với liều CTC: 100-110 Gy, điểm A: 70-80 Gy. Thấy đươc các tính năng ưu việt của kỹ thuật Afterloading đạt liều cao tại thể tích khối u cần tiêu diệt, tránh tổn thương các cơ quan lành, an toàn cho thầy thuốc, hiệu quả cao.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn