Nguyên nhân tiêu phân đàm máu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2006 - 2007
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiêu phân đàm máu thường xảy ra ở trẻ em. Ngoài các nguyên nhân như lồng ruột, trĩ, polip, … còn có các nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Mục tiêu: Khảo sát một số nguyên nhân tiêu phân đàm máu ở trẻ em tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu trẻ em từ 2 tháng tuổi đến <15 tuổi nhập viện với triệu chứng sốt + tiêu phân đàm máu trong thời gian từ năm 2006-2007 tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Kết quả: Nhóm tuổi mắc nhiều nhất là < 2 tuổi (70,7%), ở nông thôn (74,3%) hơn thành thị (25,7%). Bệnh lỵ xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là tháng 10-12. Đa số biểu hiện tiêu phân lỏng trước khi tiêu đàm máu, thời gian trung bình là 20,4 giờ. Hầu hết trẻ có đau bụng (93,6%) và mót rặn (91,8%); có 34,5% trẻ kèm nôn ói. Có sốt lúc nhập viện 94,2%, nhiệt độ trung bình lúc vào viện là 38,3oC. Trẻ tiêu đàm (96,5%) nhiều hơn tiêu máu. Số lần tiêu trung bình là 9,4 lần. Số lượng trung bình tiêu mỗi lần là 35,5ml. Hầu hết trẻ không mất nước 94,2%, có thiếu máu nhẹ 53,8% và vừa 42,1%. Bệnh lỵ do Salmonela 21,1%, Enterobacter 16,4%, Shigella 4,1%. Kết quả điều trị 100% khỏi, không có biến chứng và không phải chuyển viện. Kết luận: Cần phát hiện và chẩn đoán đúng, điều trị kháng sinh sớm và kịp thời. Nên cho xét nghiệm cấy phân khi trẻ tiêu đàm máu được nhập viện, để xác định nguyên nhân gây tiêu đàm máu, nhằm điều trị đúng để giảm ngày điều trị của BN và giảm biến chứng.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn