Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giọng nói không những có vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, mà còn là một công cụ lao động chính đối với một số nghề nghiệp, trong đó nghề dạy học là một trong những nghề mà giọng nói là công cụ chính. Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến giọng nói đã gây nên các rối loạn và bệnh lý. Ở nước ta, nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế và đặc biệt chưa có những biện pháp can thiệp áp dụng tại cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của truyền thông sức khỏe giọng và vệ sinh giọng nói ở giáo viên tiểu hoc thành phố Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 416 giáo viên tiểu học tại thành phố Thái Nguyên từ 2006-2007. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Phương pháp nghiên cứu: dịch tễ học mô tả và dịch tễ học can thiệp. Kết quả: Ở thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ mắc bệnh giọng thanh quản của hai nhóm đều khá cao: nhóm can thiệp chiếm 27,67%, nhóm đối chứng 30,48%. Sau can thiệp, tỷ lệ mắc bệnh giọng thanh quản ở nhóm can thiệp đã giảm đi 6,31%. Tỷ lệ mắc bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm sau can thiệp có sự khác biệt rõ rệt (p<0,05). Sau can thiệp, số bệnh nhân mắc bệnh giọng cơ năng không có tổn thương thực thể ở dây thanh đã giảm đi nhiều. Số bệnh nhân bệnh giọng cơ năng có viêm dầy dây thanh cũng đã giảm, trong đó một số chuyển sang bệnh giọng cơ năng đơn thuần. Kết luận: Cần có những biện pháp phối hợp liên ngành để trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về sức khỏe giọng và vệ sinh giọng. Trong mỗi trường tiểu học cần có một tổ chức thường xuyên quan tâm, đôn đốc nhắc nhở các thành viên giữ gìn và bảo vệ giọng nói.
Vị trí tài liệu
Trung tâm Tích hợp dữ liệu |
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ
Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội
Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319
Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn Website: yte.gov.vn
|