Đặc điểm hình thái mạch máu chi trên ở bệnh nhân suy thận mạn
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh lý mạn tính ở thận, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Mục đích: Khảo sát tình trạng các mạch máu ở chi trên của người bệnh, qua đó giúp đánh giá khả năng và kết quả của tạo đường mạch máu này. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 149 bệnh nhân (gồm 96 nam và 53 nữ) được chẩn đoán xác định là suy thận mạn giai đoạn tiền cuối và cuối vào điều trị tại Khoa Nội – Thận Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng từ 1/2006 đến 6/2008, chuẩn bị tạo đường mạch máu để lọc máu định kỳ bằng thận nhân tạo. Kết quả: Tại vị trí bắt mạch quy ước, động mạch cánh tay bắt rõ trong 100% trường hợp, động mạch quay bắt rõ trong 98% trường hợp, động mạch trụ có thể bắt mạch trong 44,5% trường hợp, trong đó bắt rõ 23% trường hợp. Đối với nam giới, tĩnh mạch đầu nổi rõ và vừa ở tay phải trong 93,76% trường hợp, tay trái 82,29% trường hợp. Đối với nữ, tỷ lệ tương ứng ở tay phải là 86,80% và ở tay trái là 83,02%. Hình thái M tĩnh mạch (ba tĩnh mạch nông đều nổi rõ hoặc vừa, tĩnh mạch giữa cẳng tay khá lớn, chạy lên chia hai là tĩnh mạch giữa đầu và tĩnh mạch giữa nền để theo thứ tự, nối với tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền) tồn tại ở 18,8% tay phải và 16,1% tay trái. Hình thái tĩnh mạch giữa khuỷu chiếm 78,6% trường hợp ở tay phải và 81,9% ở tay trái. Kết luận: Các yếu tố lâm sàng ghi nhận được của các động mạch quay, động mạch cánh tay và tĩnh mạch đầu có thể sử dụng để tạo đường mạch máu chạy thận nhân tạo định kỳ trên đa số bệnh nhân nghiên cứu.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn