Chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi ở Phòng khám đa khoa 107 Trần Hưng Đạo từ 1999-2005
Tóm tắt
Nghiên cứu 980 bệnh nhân (BN) trong đó 754 BN lao phổi và 226 BN bị di chứng do lao cũ đến khám và điều trị tại phòng khám 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội từ 1999-2005. Kết quả: thể lao phổi hay gặp là lao thâm niên và lao nốt 71%, có hang 34,71%, 10% khu trú ở vùng thấp. Bệnh kết hợp hay gặp là bệnh lý tim mạch 9%, bệnh lý gan mật 8,47%, ở người già 10% bị tiểu đường. Di chứng của lao phổi cũ: giãn phế quản 22%. Biến chứng: ho ra máu 4%, bội nhiễm phổi 4%. Xét nghiệm cận lâm sàng: phản ứng Mantoux(+) 81,4%, men gan tăng 14,19%, hạ canxi máu 5%, PCR (76ca) có 53,33%(+) ở dịch rửa phế quản trong khi AFB(+) 57,83% nhưng 41,67% số BN AFB(-) trong đờm có PCR(+). Chụp cắt lớp vi tính (91ca) có lợi ích chẩn đoán hang lao, u lao, giãn phế quản, ổ cặn màng phổi và xác định di chứng của lao phổi mạn tính. Soi phế quản ống mềm (54ca) để chẩn đoán lao phế quản. Đo thông khí phổi (34ca) phát hiện có rối loạn thông khí hỗn hợp và tắc nghẽn ở BN có di chứng lao phổi. Thuốc dùng nhiều nhất là RHZE và S. ở lao phổi mạn tính Ciprofloxacin 17%. Điều trị phối hợp đủ liều, dùng đủ thời gian, củng cố bằng RH, đại đa số ổn định hoặc khỏi.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn