Tóm tắt
Ở nước ta, từ thời đại Văn minh Văn lang – Âu Lạc đã lưu lại các truyền thuyết về sử dụng các dược liệu mà cho đến nay vẫn được sử dụng trong dân gian và trong y học như gừng, riềng, ý dĩ, quả giun, thảo quả, bình lang, bồ kết. Bộ sách chuyên về dược học sớm nhất ở Á Đông “thần nông bản thảo kinh” có từ những năm 25-200 CN. Từ thế kỷ X, nền Y học cổ truyền các nước Á Đông đã bổ sung vào kho tàng dược liệu chung rất nhiều dược liệu đặc sản của từng Quốc gia. Ở Việt Nam bộ “Bản thảo thực vật toàn yếu” của nhà dược học Phan Huy Tiên biên soạn từ thời nhà trần. Bộ bách khoa về y dược “Hải thượng Y tôn Tâm lĩnh toàn trật”. Trong các tác phẩm dược liệu - dược phẩm của y học cổ truyền á đông “Bộ bản thảo cương mục của Lý Thời Trận (1518-1593). Các nhà y dược học từ thế kỷ 3-9 đã nêu ra các qui cách bào chế các loại phương thang. Sau khi xuất hiện các trường phái y học thiên về công hạ, bổ thổ hoặc thanh lương ở thế kỷ 8-14, ôn dịch học ra đời từ thế kỷ 17-19, bào chế và phương tễ học đã có những bổ sung to lớn.
Vị trí tài liệu
Trung tâm Tích hợp dữ liệu |
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ
Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội
Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319
Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn Website: yte.gov.vn
|