Ứng dụng công nghệ miễn dịch và sinh học phân tử để xây dựng tiêu chuẩn tìm người cho tạng tương đồng về huyết học.
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu 31 cặp ghép (trong đó 30 cặp ghép thận và 1 cặp ghép gan) tại Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/1992-1/2007. Nghiên cứu tiến cứu 10 cặp ghép được tiến hành tại bệnh viện 103, bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân (BN) có kháng thể (KT) kháng nguyên bạch cầu người (HLA) sau ghép phát hiện bằng kỹ thuật ELISA khá cao (35,5%). KT kháng HLA lớp II đặc hiệu với kháng nguyên (KN) người cho chiếm tỷ lệ thấp (2/11 BN). 100% BN sau ghép không có KT kháng KN hồng cầu. Tỷ lệ BN mất chức năng tạng ghép cao (22,6%). Số BN có chức năng tạng ghép tốt 17/31 BN, trong đó có một BN ghép gan (54,9%), 14/31 BN có biểu hiện suy thận (45,1%)ở các mức độ khác nhau. Sự xuất hiện KT kháng HLA có liên quan đến tiền sử truyền máu nhiều lần (p<0,05). BN có KT kháng HLA sau ghép có tỷ lệ mất chức năng tạng ghép cao hơn BN không có KT kháng HLA. BN có Anti-HCV hoặc nhiễm CMV cấp sau ghép có ảnh hưởng xấu đến chức năng tạng ghép. Từ các kết quả này dự kiến xây dựng bộ tiêu chuẩn xét nghiệm hoà hợp miễn dịch và huyết học giữa người cho và người nhận trong ghép thận. Xây dựng quy trình ứng dụng kỹ thuật miễn dịch và sinh học phân tử lựa chọn cho người cho và nhận hòa hợp miễn dịch. Tiến hành xét nghiệm virus, ABO, HLA cho 30 người hiến tạng.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn