Điều tra, nghiên cứu bảo tồn và khả năng nhân trồng phát triển tại chỗ hai loài sâm đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng ở Việt Nam.
Tóm tắt
Điều tra khảo sát các vùng rừng ở dãy Hoàng Liên Sơn, chủ yếu thuộc huyện Sa Pa (các xã Bản Khoang, Tà Giàng Phình, Tà Phìn,...) nhằm phát hiện, xác định các điểm phân bố còn lại của Sâm vũ diệp (SVD) và Tam thất hoang (TTH) phục vụ cho yêu cầu bảo tồn, đi đôi với nghiên cứu trồng thêm tại chỗ SVD và TTH theo hướng tạo ra sản phẩm để dễ sử dụng. Kết quả: xác định SVD và TTH ở Việt Nam thường mọc xen lẫn nhau chỉ thấy phân bố ở vùng cao của dãy Hoàng Liên Sơn. Cả hai loài cây thuốc này hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Nghiên cứu đã đánh giá được khả năng nhân giống của SVD và TTH phục vụ công tác bảo tồn: nhân giống hữu tính (xác định được tỷ lệ nảy mầm trung bình tính chung cho cả hai loài là 72,41% (gieo tại vườn); nhân giống vô tính (xác định được tỷ lệ mọc chồi của phần thân rễ của SVD và TTH đạt khoảng 85%). Lần đầu tiên đề tài đã xúc tiến đồng thời hai hình thức bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ SVD và TTH., đây là cơ sở khoa học để đưa SVD và TTH vào phát triển trồng tại chỗ ở khu vực Sa pa, Hoàng Liên Sơn. Kết quả phân tích về thành phần hóa học: trong SVD và TTH đều có các hợp chất saponin, acid béo, phytosterol, hợp chất uronic, tinh dầu, acid hữu cơ, đường khử. Tác dụng antistress và chống oxy hóa của SVD và TTH bước đầu được nghiên cứu.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn