Đánh giá hiệu quả sử dụng lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên là bệnh hiếm gặp so với các loại lệch lạc răng hàm thường có ở trẻ em Việt Nam nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, chức năng, đặc biệt nó làm thay đổi cấu trúc của các tầng mặt. Mục đích: Xác định quy trình kỹ thuật, chỉ định điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên bằng Facemask trên trẻ em Việt Nam. Đánh giá kết quả phương pháp điều trị bằng hàm Facemask. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 52 trường hợp đang ở lứa tuổi phát triển, khớp cắn ngược vùng cửa hoặc toàn bộ, khớp cắn loại III vùng răng hàm. Nghiên cứu dựa trên phân tích thực nghiệm lâm sàng. Kết quả: Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền (40,38%). Thời gian điều trị thường kéo dài trên 12 tháng (30,78%). Hàm trên được kéo ra trước và xuống dưới (góc SNA tăng 1,01o) đồng thời hạn chế một phần sự phát triển về phía trước của xương hàm dưới (góc SNB giảm 1,15o). Góc ANB có giá trị dương (2,16o). Sử dụng lực ngoài miệng thông qua hàm Facemask để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên đem lại kết quả tốt nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm của thời kỳ răng sữa (6-8 tuổi) và thời gian đeo liên tục trong ngày 12-16 giờ. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân còn phải tiếp tục đeo hàm gắn chặt để điều trị khớp cắn lệch lạc ở hai hàm. Kết luận: Sử dụng lực ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên thông qua hàm Facemask đem lại kết quả tốt nếu điều trị ở giai đoạn sớm của thời kỳ răng sữa. Mức độ tái phát của hàm trên chưa được thống kê do một số bệnh nhân đang tiếp tục điều trị lệch lạc răng, còn một số khác không đến tái khám.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn