Chấn thương lao động của công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân sau áp dụng một số giải pháp can thiệp trong 3 năm 2001-2003
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lao động thi công hầm có nhiều yếu tố nguy cơ gây chấn thương lao động. Mục tiêu: Đánh giá tình hình chấn thương lao động trong thi công hầm Hải Vân sau áp dụng một số giải pháp can thiệp trong 3 năm. Xác định một số tổn thương do chấn thương lao động gây ra. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau qua theo dõi dọc 3 năm 2001-2003 với 2231 lao động. Kết quả: Theo dõi các trường hợp chấn thương ghi nhận được trong 3 năm là 212 trường hợp, trong đó 185 trường hợp chấn thương nghỉ ≥1 ngày (87,26%). Tuổi của công nhân bị chấn thương lao động từ 20-39 tuổi (73,5%). Số trường hợp bị chấn thương lao động 2 lần trong 3 năm là 17 công nhân (9,2%). Thời điểm xảy ra tai nạn chủ yếu là ban ngày (2/3) và 27,21% là ban đêm, 22 người bị sau 24 giờ (11,89%). Tổn thương chi trên 46,48%, chi dưới 20,54%, đầu mặt 10,27%, mắt 12,97%, chấn thương cột sống cổ 1,08%. Sau can thiệp 2 năm, nhóm từ 30-39 tuổi có hệ số tần suất chấn thương lao động giảm từ 194,11‰ xuống 86,81‰ và 35,93‰. Tần suất chấn thương lao động tính trên 1.000.000 giờ lao động giảm dần trong 3 năm. Tỷ suất tử vong do chấn thương lao động/1.000.000 lao động giảm dần từ năm 2001 đến 2003. Tỷ suất ngày bị mất do chấn thương lao động trong 3 năm thi công hầm (IR=0,38) giảm dần từ năm 2001-2003. Kiến nghị: Cần áp dụng rộng rãi các biện pháp can thiệp như tập huấn nâng cao nhận thức, hành vi về phòng trách chấn thương lao động cho người lao động, giám sát chặt chẽ việc sử dụng bảo hộ lao động khi thi công tại các công trường.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn