Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các tổn thương mất da và phần mềm để lộ gân xương ở bàn tay, cẳng tay cần được che phủ bằng một lớp da dày có mô đệm, vừa để bảo vệ gân xương, chống co rút, chịu đựng va chạm, đồng thời cho phép gân cơ di động dễ dàng. Kể từ thập niên 70, vạt da cuống bẹn đã được sử dụng rộng rãi và có ưu thế hơn hẳn vạt da bẹn tự do vì dễ phẫu thuật và tỷ lệ sống cao. Ở nước ta, vạt da cuống bẹn cũng được sử dụng tại nhiều bệnh viện ở các thành phố lớn. Mục tiêu: Nghiên cứu về khả năng che phủ chỗ khuyết hổng ở bàn tay, cẳng tay của vạt da cuống bẹn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 47 trường hợp (TH) có tổn thương mất da và mô mềm ở cẳng-bàn tay điều trị tại Khoa Vi phẫu tạo hình Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM từ 1/2005-1/2007. 45 TH được thực hiện 1 vạt da cuống bẹn, 1 TH với 2 vạt da cuống bẹn, 1 TH vạt da cuống bẹn và 1 đảo da Trung Quốc. Kết quả: Vạt da sống hoàn toàn 45 TH (95,7%). Hoại tử đầu xa <10% diện tích 2 TH (4,25%). Nhiễm trùng nhẹ vết mổ vùng bẹn 3 TH (6,38%). Nhiễm trùng chân đinh vùng mào chậu 8 TH (17%). Sử dụng bất động ngoài 47 TH. Thời gian cắt cuống: 3 tuần (42 TH), 4 tuần (5 TH). Số ngày nằm viện điều trị dưới 30 ngày (12 TH), 30-50 ngày (24 TH), trên 50 ngày (11 TH). Kết luận: Đây là một vạt da che phủ tốt, rộng và dễ thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng nhẹ chân đinh là khá cao khi dùng bất động ngoài để cố định cuống da.
Vị trí tài liệu
Trung tâm Tích hợp dữ liệu |
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ
Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội
Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319
Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn Website: yte.gov.vn
|