Những quan điểm hiện nay về chẩn đoán và xử trí chấn thương cơ quan niệu sinh dục (Phần 2: đường tiết niệu dưới)
Tóm tắt
Chấn thương đường tiết niệu dưới gồm: chấn thương bàng quang, niệu đạo, cơ quan sinh dục ngoài. Chấn thương bàng quang gồm rách bàng quang (2%) và vỡ bàng quang (vỡ trong phúc mạc và ngoài phúc mạc). Chụp bàng quang ngược dòng với thuốc cản quang là phương tiện tiêu chuẩn trong chẩn đoán vỡ bàng quang. Trong điều trị, chỉ định mổ khâu bàng quang là tuyệt đối đối với vỡ bàng quang trong phúc mạc hoặc rách bàng quang; vỡ bàng quang ngoài phúc mạc có thể điều trị bằng đặt thông niệu đạo kích thước lớn. Với chấn thương niệu đạo, 37-93% trường hợp vỡ niệu đạo sau và ít nhất 75% trường hợp vỡ niệu đạo trước có triệu chứng chảy máu niệu đạo. Phương tiện chẩn đoán là chụp hình niệu đạo bơm thuốc cản quang ngược dòng. Điều trị: mở bàng quang qua da và chỉ chụp hình niệu đạo trước khi dự định can thiệp ở niệu đạo. Chấn thương cơ quan sinh dục ngoài chiếm 1/3-2/3 các chấn thương cơ quan niệu sinh dục. Thương tổn thường gặp ở nam giới, ở nữ hiếm gặp chấn thương âm hộ. Các trường hợp mất da dương vật hoặc tinh hoàn được điều trị bảo tồn, các thương tổn cắt đứt niệu đạo một phần hoặc hoàn toàn cần khâu ngay một thì trên ống thông làm nòng và chuyển lưu nước tiểu bằng cách mở bàng quang ra da.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn