Đặc điểm ngộ độc ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng I từ 1997-2002
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trẻ em bị ngộ độc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu qua đường tiêu hóa. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I, ngộ độc trẻ sơ sinh là một nguyên nhân gây tử vong hoặc để lại di chứng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Mục đích: Xác định tỷ lệ ngộ độc cấp sơ sinh và tỷ lệ các tác nhân và đặc điểm lâm sàng thường gặp, so sánh với nhóm lớn tuổi hơn, qua đó giúp các bác sỹ nhi khoa có thể chẩn đoán thích hợp và điều trị kịp thời. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả trên các trường hợp sơ sinh được chẩn đoán ngộ độc có bệnh sử tiếp xúc độc chất và triệu chứng lâm sàng tương hợp tại Bệnh viện Nhi Đồng I từ 1997 đến 2002. Kết quả: Ngộ độc ở trẻ sơ sinh chiếm 1,6% các trường hợp ngộ độc ở trẻ em, không có sự khác biệt về phái tính. Nguyên nhân không cố ý. Ngõ vào qua đường tiêu hóa là 37,5%; rốn 31,25%; nhau thai 31,25%. Hai nhóm tác nhân là hóa chất (68,75%) và thức ăn (31,25%) gồm sái á phiện (37,5%), nước rau củ nhiễm nitrat (31,25%), ma túy (25%) và thuốc diệt cỏ paraquat (6,25%). Tỷ lệ tử vong là 25%, di chứng não là 12,5%. Ngộ độc ở trẻ sơ sinh có bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn với tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn trẻ lớn. Kết luận: Kết quả trên cho thấy sự cần thiết tăng cường công tác dự phòng thực hiện lồng ghép trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn