Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bạnh cầu ái toan (BCAT) tăng cao vẫn thường được xem là một chỉ điểm để nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán ở những cá thể sống trong vùng nhiệt đới. Mục đích: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung và từng loại ở bệnh nhi có tăng BCAT; các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp ở các trẻ nhiễm ký sinh trùng nội tạng có tăng BCAT và đánh giá sơ bộ kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả các bệnh nhi có tăng BCAT trong phết máu ngoại biên và huyết thanh chẩn đoán dương tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Đồng Nai từ 4/2003 đến 7/2004. Kết quả: Về bệnh cảnh lâm sàng, thấy triệu chứng đau bụng chiếm đa số. Khác với đau bụng do ký sinh trùng đường ruột, đau bụng do ký sinh trùng nội tạng thường làm tăng BCAT, với xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột âm tính, việc chẩn đoán phải dựa vào huyết thanh miễn dịch. Thường trước một bệnh nhân có xét nghiệm phân âm tính, cần nghĩ đến việc làm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng nội tạng. Các triệu chứng khác thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, bầm da,… Điều trị phải sử dụng các thuốc có thể ngấm qua mô và điều trị dài ngày với liều cao. Kết quả điều trị bước đầu của nghiên cứu này còn hạn chế (48,4%) do chưa có điều kiện theo dõi bệnh nhân. Kết luận: Tầm soát nhiễm ký sinh trùng nội tạng bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán ở những trường hợp tăng BCAT trong máu.
Vị trí tài liệu
Trung tâm Tích hợp dữ liệu |
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ
Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội
Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319
Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn Website: yte.gov.vn
|