600 ca có sỏi bàng quang được chẩn đoán bằng soi bàng quang, được chuẩn bị tán sỏi theo phác đồ. Các loại dụng cụ tán sỏi đã được dùng: dụng cụ cơ học cổ điển, dụng cụ cơ học có kính ngắm và máy Urat-1 (dùng sóng điện thuỷ lực. Kết quả: Đa số BN không phải nằm viện (61,7%), 59 ca (9,8%) được soi bàng quang chẩn đoán rồi tán ngay. Nếu sỏi tái phát vẫn có thể tán ngay dễ dàng. Kỹ thuật tán sỏi linh hoạt: Chọn phương pháp chống đau hợp lý để đảm bảo an toàn, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng ở vùng xương cùng (58%), có 28% không cần chống đau, vẫn còn 14,5% phải gây mê toàn thân, đó là những trường hợp sỏi to, bàng quang nhỏ, niệu đạo hẹp, hoặc những người nhút nhát. Dùng máy Urat-1 rất tốt cho những sỏi cỡ bé hơn 3 ca đường kính (loại sỏi này chiếm đa số 89%), BN chịu đựng tốt, ít gây chảy máu. Nhược điểm của dùng máy này: điện cực chóng hỏng, mà trang bị kèm mỗi máy chỉ có 10 chiếc. Có một số trường hợp sỏi niệu đạo còn di động (nhỏ, chưa ảnh hưởng đường tiết niệu trên). Các biện pháp hạn chế tai biến sốt cao, sốt nhẹ, bí đái, đái máu nhất thời, viêm bàng quang cần: chỉ định sát, chuẩn bị BN kỹ, thao tác kỹ thuật thành thạo, khử trùng dụng cụ tốt, bơm thuốc sát trùng vào bàng quang sau khi tán xong.