Đánh giá kết quả phẫu thuật sỏi đường mật trên 204 bệnh nhân tại khoa ngoại QYV 103 (1/1991-5/1994)
Tóm tắt
Nghiên cứu 204 BN bị sỏi mật (SĐM), gồm 75 nam và 129 nữ, tuổi từ 9 – 84 tuổi, tại khoa Ngoại BV Quân y 103 năm 1991 – 1992 cho thấy: Việc chẩn đoán bệnh lý SĐM chủ yếu dựa vào lâm sàng và tiền sử bệnh của 107/204 BN (72,05%). Siêu âm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán khi triệu chứng lâm sàng tắc mật không điển hình, 163 /204 BN (79,9%) được làm siêu âm chẩn đoán trước mổ thì có 158/163 BN (96%) được phát hiện sỏi SĐM. 21 BN chụp đường mật qua da trong các trường hợp siêu âm còn nghi ngờ. Mổ cấp cứu 96/204 BN (47%), mổ phiên 108/204 BN (53%). Phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng là mổ ống mật chủ lấy sỏi, bơm rửa đường mật sau đó đặt dẫn lưu Kehr: 148 BN (72,5%). Lấy dịch mật làm kháng sinh đồ, vai trò của kháng sinh Gentamicin và Kanamicin có vai trò tốt chống nhiễm khuẩn. Các biến chứng sau mổ: rò mật sau mổ: 5/204 BN, tắc ruột sau mổ: 4/204 BN, chảy máu đường mật sau mổ: 4/204 BN, nhiễm khuẩn vết mổ nặng: 11/204 BN, giun chui đường mật sau mổ: 9/204 BN, tử vong sau mổ: 4/204 BN. 200 BN ổn đinh và ra viện, trong đó được phân loại kết quả sau mổ: tốt và khá: 170/200 BN (85%), trung bình và xấu: 30/200 BN (15%).

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn