Một số đặc điểm dịch tễ học (mầm bệnh và nguồn bệnh) giun chỉ bạch huyết ở miền Bắc Việt Nam và hiệu quả của một số biện pháp phòng chống bằng điều trị đặc hiệu
Tóm tắt
Hồi cứu số liệu điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng từ 1960-1975, tại 127 điểm, ở 45 huyện, thuộc 15 tỉnh miền Bắc và điều tra trực tiếp tại một số xã. Kết quả: bệnh giun chỉ bạch huyết là một bệnh ký sinh trùng (KST) phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng. Bệnh xuất hiện nhiều ở đồng bằng, giảm dần ở trung du và ven biển, miền núi hiếm gặp. Bệnh có tính chất khu trú, thậm chí các thôn trong một xã cũng có sự khác biệt. W.Bancrofti và B.Malayi là hai loài giun chỉ chính chiếm trên 90% trường hợp nhiễm. Tỷ lệ nhiễm theo giới không thể hiện rõ. Tuổi lao động nhiễm cao nhất. Những năm gần đây tỷ lệ nhiễm có xu hướng giảm.

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn