Góp phần nghiên cứu bệnh giang mai bẩm sinh: đặc điểm, cách phát hiện, điều trị và dự phòng
Tóm tắt
Nghiên cứu 58 BN giang mai bẩm sinh (GMBS) và mẹ tại Viện Da liễu Trung ương từ 1987-1990, 37 thai phụ có HTGM (+). Kết quả: triệu chứng lâm sàng GMBS rất đa dạng, các triệu chứng cổ điển tuy có ý nghĩa nhưng ít gặp. GMBS sớm thường xuất hiện trên 2 nhóm trẻ: sơ sinh và lớn hơn 2-3 tháng. Phản ứng huyết thanh chẩn đoán GM có nhiều loại, tuy nhiên sử dụng 2 phản ứng giọt máu và VDRL có thể phát hiện được hầu hết các trường hợp GMBS. X quang xương trong 3 tháng đầu cũng là một chỉ định tốt. Điều trị GMBS theo phác đồ Việt Nam: Penicillin tác dụng tốt với đa số trường hợp, nhưng với nhóm sơ sinh tác dụng hạn chế hơn. GM ở mẹ BN hoàn toàn phát hiện được, do đó việc khống chế GMBS sẽ thực hiện được. Trẻ sơ sinh của thai phụ có phản ứng HTGM (+) có thể lực và huyết thanh không khác biệt với nhóm chứng, do vậy phát hiện và điều trị sớm bệnh GM ở thai phụ có ý nghĩa quyết định trong việc phòng tránh GMBS

Vị trí tài liệu

Trung tâm Tích hợp dữ liệu

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BỘ Y TẾ

Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Ðình, Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.8315 (máy lẻ 12); Fax: 04.3736.8319

Email: hungnb.cntt@moh.gov.vn     Website: yte.gov.vn